Cùng với IQ, trí tuệ cảm xúc (EQ) đang trở thành một yêu cầu quan trọng để thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Một người có EQ cao sẽ có khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi để tương tác hiệu quả hơn với người khác. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Làm sao để phát triển EQ? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
1. Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc (hay còn gọi tắt là EQ) đề cập đến khả năng nhận thức được cảm xúc của chính mình, khả năng kiểm soát và thể hiện những cảm xúc đó một cách hiệu quả trong bất kỳ tình huống nào. Không chỉ thế, EQ còn thể hiện khả năng nhận biết và tôn trọng cảm xúc của người khác. Chỉ số EQ liên quan đến sự tự nhận thức, sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội khác
2. Lý do trí tuệ cảm xúc quan trọng
- Trí tuệ cảm xúc giúp phát triển các mối quan hệ lành mạnh: Những người có EQ cao sẽ sở hữu những kỹ năng xã hội linh hoạt, từ đó có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với những người khác. Họ bày tỏ quan điểm của mình trong khi vẫn cố gắng cân nhắc đến cảm xúc của người khác.
- Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người thông minh về mặt cảm xúc: Trí tuệ cảm xúc thường liên quan mật thiết đến kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn, cũng như khả năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm. Do đó, các nhà tuyển luôn dựa vào chỉ số EQ để đánh giá hiệu quả công việc trong tương lai.
- Trí tuệ cảm xúc là một tố chất của nhà lãnh đạo: EQ cao là một phẩm chất mà các nhà lãnh đạo nên có. Nó cho phép bạn giao tiếp hiệu quả với các cấp dưới của mình ngay cả khi bạn chia sẻ ý tưởng hay lắng nghe.
- Trí tuệ cảm xúc dẫn đến một cuộc sống cân bằng hơn: Những người thiếu trí tuệ cảm xúc có thể có những hành động bốc đồng hay những câu nói thiếu suy nghĩ. Khả năng quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp mọi người điều hướng các tình huống căng thẳng mà không bị cảm xúc lấn át. Khả năng kiểm soát cảm xúc cũng hỗ trợ sức khỏe tinh thần và phúc lợi.
3. Cách để cải thiện trí tuệ cảm xúc
Tự đánh giá
Để cải thiện khả năng quản lý cảm xúc, bước đầu tiên là nên tự đánh giá lại bản thân thông qua cách mà bạn thường xử lý các tình huống. Qua đó tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu trong cảm xúc của bản thân mình.
Thừa nhận cảm xúc của người khác
Một khía cạnh quan trọng của trí tuệ cảm xúc là thấu hiểu cảm xúc, tức là nhận ra cảm xúc của người khác và xem xét cảm xúc của mình khi tương tác với họ. Thừa nhận cảm xúc của người khác và thể hiện sự đồng cảm đúng lúc cũng là cách giúp bạn cải thiện trí tuệ cảm xúc hiệu quả.
Chịu trách nhiệm
Nếu bạn phạm sai lầm hoặc xử lý tình huống kém, hãy nhận lỗi và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Học hỏi từ những sai lầm của mình để biết cách điều chỉnh phản ứng tốt hơn.
Kiểm soát phản ứng cảm xúc
Nếu một tình huống trở nên căng thẳng quá mức, đừng để bị ngợp. Tập hít thở sâu hoặc nhìn về một hướng khác trong khoảng 3s trước khi nói. Hãy để những cảm xúc tiêu cực lắng xuống bằng cách nghĩ về những điều tích cực hơn hoặc tập thiền định hằng ngày để kiểm soát hơi thở và cảm xúc tốt hơn.
Quyết đoán
Cảm xúc luôn đồng điệu với cảm giác. Do đó, hãy học cách truyền đạt nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của mình cho người khác một cách tự tin và quyết đoán để mọi người biết bạn đang “đứng” ở đâu.
Học cách lắng nghe
Giao tiếp là một con đường hai chiều. Để cải thiện EQ, bạn cần học cách lắng nghe những gì người khác nói. Giao tiếp bằng mắt khi tham gia thảo luận với người khác để dẫn đến sự hợp tác thành công và phát triển các mối quan hệ lành mạnh của bạn.
Khả năng quản lý cảm xúc là yếu tố cần thiết để tăng cường kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong các tình huống khó khăn. Cải thiện trí tuệ cảm xúc là điều quan trọng phải làm trong quá trình phát triển thương hiệu cá nhân và quyết định cách bạn tương tác với người khác.
Xem thêm: