Có một vài đứa trẻ khi lớn lên có lối tư duy chậm chạp và khả năng thể hiện cảm xúc rất kém. Điều này thường bắt nguồn từ việc cha mẹ không dành thời gian chơi với trẻ sơ sinh, dẫn đến những đứa trẻ này luôn mang tâm trạng tiêu cực, có xu hướng tránh né hoặc hình thành những trạng thái tâm lý không đáng có. 

1. Tại sao chơi với trẻ sơ sinh rất quan trọng?

Trẻ con rất thích được vui chơi, ngoài những lúc ăn uống ngủ nghỉ, chúng đều dành thời gian còn lại để tìm những thú vui mới lạ.

Những tháng đầu đời trẻ sơ sinh luôn tò mò với những thứ xung quanh. Chúng khám phá thế giới bằng cách nhìn và ghi nhận, đôi lúc chúng sẽ làm một vài tín hiệu để tương tác với nó.

Cha mẹ hãy thúc đẩy trẻ phát triển hơn bằng những trò chơi đơn giản. 

Phụ huynh có thể dạy con thông qua những trò chơi nhỏ, không cần phải hoạt động quá phức tạp.

Bên cạnh đó, việc vui chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện trí não mà còn có thể giúp tăng cường sức khỏe thể chất, rất tốt cho việc hoạt động các cơ của trẻ. 

2. Những trò chơi đơn giản khi chơi với trẻ

chơi với trẻ sơ sinh

Những trò chơi với trẻ sơ sinh cũng rất đơn giản, đây đều chỉ là những trò xoay quanh khả năng nhận diện cảm xúc của trẻ và làm tăng nhận thức của chúng.

Tất cả các hoạt động thường ngày như nói chuyện hay bồng trẻ đi dạo xung quanh nhà cũng là một cách chơi với trẻ sơ sinh đấy.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng, việc chơi với con hoàn toàn là tự nguyện, đừng quá quy củ và ngượng ép phải chơi cùng con. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và chúng có thể dễ dàng cảm nhận được tâm trạng người lớn đang có, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi cảm xúc theo. 

Việc vui chơi cũng cần phải đủ cả cha và mẹ cùng tham gia, để con có thể được kết nối nhiều hơn với gia đình.

Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi, nhưng bạn không cần phải cùng trẻ thực hiện hết những trò chơi dưới đây, bạn hãy ngừng lại nếu trẻ có dấu hiệu không thích nó nhé. 

  • Làm mặt “xấu” hoặc chơi trò ú òa. Bởi trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với việc thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt, nên làm trò bằng khuôn mặt là cách chơi với trẻ cực kỳ hiệu quả.
  • Tạo những âm thanh vui nhộn. Bạn có thể tạo một vài tiếng động thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy tạo âm thanh bằng bất kỳ vật dụng nào có sẵn trong nhà. Trò chơi này giúp trẻ luyện khả năng phản ứng với âm thanh.
  • Cho trẻ vận động một cách an toàn và có người giám sát. Có thể dẫn trẻ nhỏ đến một chỗ an toàn và đặt đồ chơi xung quanh, cho bé thực hành các kỹ năng như: ngồi, bò, lật người,... 
  • Rèn luyện xúc giác cho trẻ bằng cách đưa những đồ vật khác nhau cho trẻ cầm nắm. Mẹ nên đưa những vật dụng có đặc tính khác nhau như: gấu bông, miếng gặm nướu cao su, nước,... Để trẻ có thể phát huy tối đa khả năng cảm nhận của mình.
  • Nói chuyện với trẻ. Đây luôn là điều quan trọng trong việc hình thành tư duy cho trẻ. Bạn nên trò chuyện với trẻ mỗi ngày và giải thích cho chúng về thế giới xung quanh một cách chậm rãi. Tuy không thể tiếp thu được hết những ngôn từ này, nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận được nó và xây dựng được cách nhìn nhận về mọi vật đang hiện hữu. 
  • Cho bé nghe nhạc. Trẻ sơ sinh có khả năng cảm thụ âm thanh rất tốt, do một phần khi còn là thai nhi đã được mẹ cho nghe thai giáo.
  • Đọc truyện cho trẻ. Cũng giống như nghe nhạc, việc đọc truyện giúp tạo thói quen lắng nghe cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu thông tin nhanh nhạy hơn. 

Trẻ sơ sinh không những được phát triển tốt nhờ việc chăm sóc thật kỹ mỗi ngày, mà còn phụ thuộc rất nhiều đến việc môi trường tác động đến chúng.

Hãy để trẻ được phát triển toàn diện từ thể chất đến tâm hồn, tư duy của mình thông qua những giờ vui chơi cùng cha mẹ. Để trẻ được kết nối nhiều hơn với mọi người, cho trẻ được lớn lên với trái tim đong đầy niềm yêu thương từ thế giới xung quanh. Vậy nên, hãy dành nhiều thời gian chơi với trẻ sơ sinh cha mẹ nhé.