Khi đứa trẻ cất tiếng khóc đầu tiên, đó chính là thông báo một thiên thần bé nhỏ vừa đến với trần gian. Ba tháng kế đó, đứa trẻ sẽ khóc nhiều hơn và cha mẹ cần phải hiểu trẻ sơ sinh cần gì để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải biết cách kiểm soát và làm dịu tiếng khóc của trẻ trong giai đoạn này.

1. Khả năng khóc ở trẻ sơ sinh

Trung bình trẻ sơ sinh sẽ khóc khoảng 2 giờ mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên sau khi chào đời, và cũng có một số bé sẽ khóc lâu hơn thế. Khả năng khóc ở trẻ sơ sinh có thể đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 6 tuần đầu tiên và sau đó sẽ thuyên giảm xuống 1 giờ mỗi ngày.

Thông thường, bé sẽ khóc quấy khoảng vài phút cho đến khi nhu cầu được đáp ứng. Bên cạnh đó, sẽ có vài trường hợp trẻ khóc quấy liên tục làm cha mẹ không biết trẻ muốn gì. Đôi khi trẻ sơ sinh giao tiếp bằng tiếng khóc và khi khóc sẽ đi kèm với các hành động như đập tay đập chân, đây là điều hết sức bình thường ở trẻ. 

2. Cách kiểm soát tiếng khóc của bé

hiểu trẻ sơ sinh khi khóc

Để có thể kiểm soát được tiếng khóc của bé, trước tiên bạn nên tìm hiểu nguyên nhân bé khóc là gì, từ đó có thể phản ứng phù hợp với từng kiểu khóc của con. Thường thì các bậc cha mẹ sẽ kiểm soát tiếng khóc của bé bằng những cách sau:

Kiểm tra trẻ có đói hay mệt, khó chịu hay không 

Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ quấy khóc, có thể trẻ đang bị đói hay bỉm bị ướt, ợ hơi,... Mẹ nên kiểm tra toàn bộ cho bé bằng cách kiểm tra tình trạng bỉm đang mặc, cho bé bú sữa, bế bé lên để bé có cảm giác thoải mái hơn.

Bế trẻ di chuyển

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng khóc quấy khi đòi bồng (bế), đây là một trường hợp rất phổ biến. Mọi đứa trẻ đều muốn được cha mẹ nâng niu, bế bồng, trẻ đã quen thuộc với sự ấm áp khi còn trong bụng mẹ, do đó sau khi được sinh ra, trẻ luôn muốn được ôm ấp. 

Bạn có thể xoa dịu trẻ bằng cách bế trẻ lên hoặc đưa trẻ đi dạo bằng phương tiện chuyên dụng. Và các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý là đừng quá chiều bé khi đòi bồng, đặc biệt là khi bồng ru ngủ. Điều này sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Trẻ không thoải mái

Hiểu trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ. Khi trẻ khóc do cơ thể không thoải mái chứ không phải vì các nguyên nhân trên, mẹ cần phải có cách xoa dịu bé kịp thời. Hãy tắm nước ấm và xoa bóp chân tay cho bé, giúp bé thư giãn hơn và không còn cảm giác khó chịu nữa.

Trẻ buồn ngủ

Trẻ có thể quấy khóc do đang buồn ngủ. Bạn hãy thử những cách sau để trẻ có được giấc ngủ ngon và thoải mái:

  • Quấn trẻ bằng chăn, giúp trẻ ổn định tư thế ngủ
  • Ru trẻ ngủ bằng võng hoặc nôi, nhưng hãy đưa nhẹ nhàng và chỉ nên cho trẻ nằm nôi khi được 3 tháng tuổi trở lên
  • Cho trẻ sơ sinh ngủ cùng với gấu bông và núm vú
  • Giảm ánh sáng trong phòng
  • Hát ru cho trẻ
  • Đừng để trẻ ngủ mà không có người giám sát. Cha mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian ngủ an toàn và êm ái giúp trẻ yên tâm ngon giấc.

>>> Xem thêm: Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh: Hướng dẫn nhận biết

3. Cách giúp mẹ kiểm soát tâm trạng khi con khóc quá nhiều

cách giúp mẹ kiểm soát tâm trạng khi con khóc quá nhiều

Trong giai đoạn 3 tháng khóc quấy của trẻ, người mẹ cũng cần phải chăm sóc bản thân thật tốt. Đây là thời gian sản phụ chăm sóc con một mình, ít khi có chồng ở bên, nên mọi việc hầu như đều phải tự mình làm. 

Hãy tự thưởng cho bản thân một khoảng thời gian giúp ổn định tinh thần lại nhé mẹ ơi. Mình cũng có thể đi bộ vài phút, ngồi thiền hay đọc sách,... Chỉ vài phút thôi nhưng giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm soát tâm trạng của mình.

Hiểu mong muốn của trẻ thì chưa bao giờ là dễ đối với bậc cha mẹ. Đặc biệt hơn “tụi không răng” này chỉ yêu cầu qua tiếng khóc, mỗi tiếng khóc thường sẽ là một nhiệm vụ khác nhau mà cha mẹ cần phải hoàn thành. Cho nên việc tìm hiểu trẻ sơ sinh qua tiếng khóc là cực kỳ quan trọng mà cha mẹ nào cũng nên học.