Mỗi đứa trẻ luôn là món quà tuyệt vời của cha mẹ và việc học cách nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển của con trẻ. Việc làm này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức mà còn làm gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé nhiều hơn.
1. Nói chuyện nhiều với con
Một trong những cách giúp tăng nhận thức cho trẻ là hãy nói chuyện với chúng thật nhiều.
Trong những tháng đầu tiên, trẻ luôn hiếu kỳ với mọi thứ, đây là giai đoạn mà trẻ sơ sinh sẽ học hỏi tất cả mọi thứ từ cha mẹ và mọi người xung quanh. Vì thế, đây là thời điểm “vàng” cần phải nói chuyện với con nhiều hơn.
Hãy nói chuyện với trẻ bất cứ khi nào cha mẹ nhé. Bởi tiếng trò chuyện của cha mẹ luôn tốt hơn bất kỳ âm thanh nào khác.
Khi còn là thai nhi trong bụng, trẻ đã biết lắng nghe giọng nói của cha mẹ, nghe nhạc và có thể nhận biết được âm thanh quen thuộc,...
Cha mẹ cũng có thể nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi như: khi thay tã, đi tắm, uống sữa hoặc khi ôm con vỗ về. Việc nói chuyện nhiều với con sẽ giúp trẻ phát triển về trí não, hình thành cảm xúc và tạo nền tảng vững chắc để con phát triển khả năng ngôn ngữ về sau.
2. Phản hồi
Việc chờ đợi phản hồi của trẻ cũng là một cách giao tiếp với trẻ sơ sinh. Để làm được điều này, cha mẹ cần phải có một chút kiên nhẫn.
Sau khi nói điều gì đó với trẻ, bạn nên tập trung quan sát phản ứng của trẻ. Bạn biết không? Cách nói chuyện của cha mẹ cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ, tâm trạng và tư duy của trẻ.
Khi trẻ thích thú với thứ gì đó, chúng sẽ có hành động phản ứng lại nhằm thể hiện thái độ “đồng tình”. Vì vậy, bạn cần phải biết nên nói với trẻ điều gì và điều chỉnh câu chuyện phù hợp cho trẻ.
Bạn có thể thực hiện cách nói chuyện với trẻ sơ sinh bằng cách xem phản hồi thông qua cử chỉ và ánh mắt của trẻ. Ví dụ như khi mẹ “giao tiếp” với trẻ bằng trò chơi ú òa, bé sẽ háo hức đáp lại khi thích thú và sẽ khóc nếu bé sợ.
3. Chú ý đến các tín hiệu của con
Đôi khi, trong khoảng thời gian trống, trẻ vẫn không có sự phản ứng nào cho câu nói của bạn thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau.
Có rất nhiều đứa trẻ sẽ nhanh chóng phản hồi lại, nhưng cũng có vài trẻ thì không phản ứng hoặc phản ứng chậm hơn. Sau một vài lần giao tiếp, bạn cũng có thể đoán được tính khí của trẻ thông qua cách chúng phản ứng.
Còn nếu trẻ bắt đầu tỏ ra mệt mỏi hoặc gắt gỏng, hãy ngừng trò chuyện ngay lập tức và bạn hãy thử lại vào lúc khác nhé, điều này cho trẻ khoảng thời gian thoải mái tiếp thu hơn.
Đồng thời, nếu bạn chú ý đến các tín hiệu từ trẻ trong một thời gian dài, bạn sẽ có thể định hướng được cách giao tiếp giữa bạn và trẻ.
4. Những lời khuyên khi giao tiếp và nói chuyện của trẻ sơ sinh
Dưới đây là một vài lời khuyên nho nhỏ giúp cha mẹ giao tiếp hiệu quả hơn trong giai đoạn đầu đời của trẻ:
- Hãy nói chuyện với trẻ khi chúng đang có tâm trạng thoải mái, như vậy trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
- Những hành động vẫy tay chỉ trỏ hay những câu nói bập bẹ của trẻ được xem là “tín hiệu” trẻ muốn giao tiếp. Bạn hãy đáp lại chúng một cách nhiệt tình nhất nhé, hãy khen chúng và nói về những thứ được chỉ để chúng nhanh tiếp thu.
- Thay đổi giọng điệu của bạn để cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn.
- Bài hát hay những câu truyện cổ tích cũng giúp giao tiếp với con hiệu quả nữa đấy. Hãy kể truyện và cho chúng nghe những giai điệu nhẹ nhàng trong lúc tắm hoặc trước khi ngủ, để giúp kích thích não bộ của trẻ phát triển hơn.
Để nói chuyện với trẻ sơ sinh được tốt hơn, cha mẹ cần phải có nhiều thời gian và kiên nhẫn. Mọi hành động hoặc cách thức giao tiếp của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình phát triển ở trẻ. Hãy để trẻ được phát triển tốt hơn thông qua cách nói chuyện với trẻ sơ sinh đúng đắn nhé.