Các kỹ năng nghe trong giao tiếp là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân và xử lý thông tin quan trọng. Việc hiểu các các phong cách lắng nghe khác nhau có thể cải thiện giao tiếp giữa các cá nhân và giúp bạn nhanh chóng hiểu thông tin và nội dung khi chúng được truyền đạt cho bạn.
1. Tại sao kiểu lắng nghe lại quan trọng?
Bạn có thể trở thành một người lắng nghe tốt nhưng chỉ ở một hoặc một vài phong cách nghe mà thôi. Vì trên thực tế, có rất nhiều kiểu lắng nghe và mỗi kiểu nghe đều hữu ích và tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau. Hiểu được từng phong cách nghe và biết khi nào sử dụng chúng sẽ giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình và ngăn ngừa việc giao tiếp sai.
2. 7 kiểu nghe trong giao tiếp
Lắng nghe phân biệt (Discriminative listening)
Đây là hình thức lắng nghe đầu tiên mà con người phát triển từ khi còn bé. Kiểu nghe cơ bản này dựa vào giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể để hiểu được ý nghĩa lời nói. Trẻ sơ sinh không hiểu từ ngữ, nhưng chúng có thể dựa vào khả năng nghe phân biệt để biết ai đang nói và tâm trạng nào đang được biểu đạt.
Lắng nghe toàn diện (Comprehensive listening)
Nghe toàn diện là cấp độ tiếp theo của kỹ năng nghe trong giao tiếp mà con người được phát triển từ sớm. Phong cách nghe này đòi hỏi các kỹ năng ngôn ngữ và từ vựng cơ bản để hiểu những gì đang được diễn đạt. Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết mọi người đều sử dụng khả năng lắng nghe toàn diện kết hợp với các tín hiệu bằng lời nói để hiểu những thông điệp nào đang được truyền đạt cho họ.
Lắng nghe thông tin (Informational listening)
Nghe thông tin là kiểu nghe được sử dụng trong học tập. Đây là kiểu nghe được xây dựng dựa trên nghe toàn diện cơ bản, nhưng đòi hỏi mức độ tập trung cao để hiểu các khái niệm và thuật ngữ mới. Lắng nghe thông tin ít liên quan đến cảm xúc mà gắn với các tư duy phản biện và tuân theo một trình tự logic. Khi bạn cố gắng tiếp thu những kiến thức đang được dạy, phải chú ý và sử dụng kỹ năng lắng nghe thông tin.
Lắng nghe phê bình (Critical listening)
Lắng nghe phê bình là phong cách lắng nghe được sử dụng khi họ đang cố gắng phân tích và đánh giá những thông tin phức tạp. Bạn có thể sử dụng phương pháp lắng nghe phê bình khi quyết định rằng bạn có đồng ý với đề xuất của một người trước đó hay không. Từ “phê bình” có nhiều nghĩa, nhưng trong trường hợp này, nó chỉ đơn giản là bạn đang đánh giá thông tin - không nhất thiết phải đưa ra phán xét.
Lắng nghe thiên vị (Biased listening)
Lắng nghe thiên vị là kỹ năng nghe trong giao tiếp được thể hiện khi ai đó chỉ lắng nghe thông tin mà họ muốn nghe. Lắng nghe thiên vị khác với lắng nghe phê bình vì người nghe không đánh giá một cách trung thực tính hợp lệ của ý kiến, mà tìm cách xác nhận những thành kiến đã có trước đó. Lắng nghe thiên vị có thể dẫn đến sự bóp méo sự thật trong tâm trí của người nghe và không chú ý đến những gì người nói định truyền đạt.
Lắng nghe đồng cảm (Sympathetic listening)
Lắng nghe đồng cảm là kiểu lắng nghe dựa trên cảm xúc, trong đó người nghe xử lý cảm xúc của người nói và cố gắng hỗ trợ cũng như thấu hiểu để đáp lại. Bạn có thể sử dụng phong cách lắng nghe đồng cảm để hỗ trợ, an ủi một ai đó. Lắng nghe đồng cảm là một kiểu nghe được sử dụng khi cố gắng tạo thiện cảm với người khác, đặc biệt là khi người đó đang gặp nghịch cảnh.
Lắng nghe trị liệu và lắng nghe thấu cảm (Therapeutic listening and empathetic listening)
Lắng nghe trị liệu hay lắng nghe thấu cảm là một kiểu lắng nghe mà trong đó người nghe cố gắng hiểu quan điểm và đặt mình vào vị trí của người nói. Lắng nghe thấu cảm tiến xa hơn một bước so với lắng nghe đồng cảm ở chỗ người nghe thấu cảm sẽ xem những trải nghiệm của người nói như thể đó là trải nghiệm của chính họ.
Giao tiếp cơ bản không chỉ cần kỹ năng nói, mà còn phải biết lắng nghe. Lắng nghe giúp bạn và đối phương hiểu nhau hơn, từ đó có một cuộc giao tiếp hiệu quả. Và kỹ năng nghe trong giao tiếp cũng chính là cách bạn nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.
Xem thêm: